Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

29/04/2023

Cầu nối giữa văn hóa kiến trúc Việt Nam và châu Âu.

Một trong những kiến trúc Phương Tây độc đáo và nổi bật được yêu thích nhất hiện nay là kiến trúc Tân cổ điển. Mặc dù ra đời cách đây khoảng 3 thế kỷ nhưng kiến trúc này vẫn là sự kế thừa của các tinh hoa nghệ thuật cổ điển và tiếp thu các giá trị hiện đại mà khó có phong cách kiến trúc nào có thể vượt qua. 

 

Kiến trúc Tân cổ điển là gì?

Kiến trúc tân cổ điển là một phong cách kiến ​​trúc do trào lưu tân cổ điển tạo ra, bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Sự ra đời này đánh dấu việc trở lại của các giá trị kiến trúc Hy Lạp, La Mã kết hợp với các tư tưởng kiến trúc đương thời với tên tuổi lớn người Ý như kiến trúc sư Andrea Palladio.

Kiến trúc Tân cổ điển ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng nhà ở thấp tầng, chung cư bởi hình thức ấn tượng gắn liền với giá trị tinh thần phong phú.

 

Sự ra đời của kiến trúc Tân cổ điển

Vào những năm thế kỷ XVIII, trong thời kỳ khai sáng của châu Âu, gắn liền với cuộc cách mạng khoa học, xã hội bấy giờ coi trọng lý tính, khoa học và sự tự do. 

Trong kiến trúc, tư tưởng này khước từ sự trang trí thái quá trong phong cách Rococo, nhưng trở lại với nền tảng kiến trúc cổ đại của La Mã, Hy Lạp kết hợp với tinh thần Lãng mạn cho phép đưa vào các quan điểm mới. Đứng trước ngưỡng cửa của một xã hội mới nhân văn, tự do, kiến trúc Tân cổ điển ra đời và được đón nhận.

 

Đặc điểm của kiến trúc Tân cổ điển

Xuất phát điểm từ nguyên lý nó, kiến trúc Tân cổ điển mang triết lý của kiến trúc cổ điển với tổng thể cân đối, trật tự rõ ràng. Tuy nhiên, phong cách này tiết chế số lượng chi tiết, chỉ giữ lại một phần có chọn lọc. Từ đó, kiến trúc đề cao các mảng lớn, tính chất phẳng các bề mặt.

Nếu dùng một từ để diễn tả điểm nổi bật của kiến trúc Tân cổ điển, một sự sáng suốt trong kiến trúc, vừa kế thừa và thức thời, đó là “Tinh tế”. Thể hiện được điều này, không gian vừa mang được sự uy nghi, trang nghiêm mà thân thiện, mới mẻ.

 

Phong cách Tân cổ điển trong Kiến trúc

Hình thức bên ngoài của công trình Tân cổ điển luôn đem lại sự ấn tượng. 

Đầu tiên là sự đăng đối trong bố cục và hình khối kiến trúc kết hợp với những thức cột của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại trong các hệ sảnh, tường khiến cho những công trình Tân cổ trở nên bề thế, sang trọng. 

Bên cạnh đó, chi tiết phào chỉ hay những đường trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ tại một số vị trí như mái vòm tạo sự tinh tế và không kém sinh động.

Các loại mái thường gặp trong kiến trúc Tân cổ điển chính là mái mansard dạng hình thang úp ngược kết hợp mái chóp vòm cổ điển, đưa người nhìn về với thế giới của những tòa thành đồ sộ, tráng lệ.

Ngày nay, ngôi nhà theo phong cách Tân cổ điển còn tiếp thu những tinh hoa kiến trúc hiện đại mới, cụ thể là những vật liệu mới, xu hướng thiết kế mới, đáp ứng nhu cầu của thời đại.

 

Phong cách Tân cổ điển trong Nội thất

Nội thất trong phong cách Tân cổ điển thống nhất chặt chẽ với hình thức kiến trúc. 

Đặt chân vào không gian tân cổ điển, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được các họa tiết nổi bật được chạm khắc trên những vách tường, trần, sự tráng lệ cùng với nhiều đồ đạc sang trọng, lịch lãm mà cách tân.

Hầu hết các loại vật liệu được sử dụng cho kiến trúc này phải là những dòng cao cấp như: gỗ tự nhiên quý hiếm, da và đá hoa cương cao cấp sẽ là vật liệu tôn lên

 

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, thiết kế kiến trúc phong cách tân cổ điển đang ngày càng phổ biến, được áp dụng trong nhiều thể loại công trình khác nhau như nhà ở, chung cư, khách sạn hay những quẩn thế, tổ hợp đa chức năng. Từ đây, có thể nói, kiến trúc Tân Cổ điển là cầu nối giữa không gian bản địa  tại Việt Nam và các giá trị văn hóa châu Âu thật rõ nét.

Bài viết liên quan

Xây lại Thiên Đàng !

Thức cột trong Kiến trúc Tân cổ điển

6 Bước xây dựng một ngôi nhà

Cách tính diện tích xây dựng chính xác